Ngày 10 Tháng 7
Thánh Phêrô NGUYỄN KHẮC TỰ
Thày giảng
(1808 - 1840)


Chiếc Khăn T́nh Nghĩa

Cuộc tử đạo của Thánh Phêrô Tự là một biểu hiện sâu xa mối t́nh thầy tṛ, mối t́nh cha con tinh thần trong Giáo Hội. Ngày 31.7.1839, sau khi quân lính bắt được linh mục thừa sai Boric Cao, các tín hữu sợ liên lụy nên làm ngơ như không quen biết. Nhưng thầy giảng Tự lẽo đẽo đi theo đám lính, vừa khóc lóc vừa xin theo gót thầy ḿnh. Quân lính thấy thế sinh nghi, bắt thầy đưa đến trước mặt vị thừa sai. Cha Cao v́ không muốn thầy liên lụy, liền giả bộ không hề biết “người thanh niên” này là ai, sau lại t́nh nguyện bỏ tiền ra để chuộc tự do cho anh ta.

Nhưng thầy Tự đă quyết tâm thực hiện ư định của ḿnh khi làm điều đó. Thầy tuyên bố thẳng ḿnh là đệ tử của người bị bắt, và năn nỉ với ngài: “Xin cha cho con theo cha đến cùng”. Trước thái độ chí t́nh, vị linh mục xúc động, tháo chiếc khăn quàng, xé làm hai, trao một phần cho người môn sinh, cũng là cộng tác viên đắc lực nhiều năm qua và nói: “Cầm lấy, thầy hăy giữ lấy nó làm bằng chứng cho lời thầy đă hứa”. Và thầy Tự đă giữ miếng vải đó suốt hai năm trời cho đến ngày tử đạo, trong đó gần bốn tháng cùng bị giam với người cha linh hồn. Thầy đă ghi lại cuộc tử đạo anh hùng của người cha quư yêu, để rồi cùng với ngài theo chân Đức Kitô, vị Tôn sư duy nhất nhất đến đỉnh đồi Canvê của ḿnh.

Xin Theo Cha Đến Cùng

Phêrô Nguyễn Khắc Tự sinh năm 1808, tại Minh B́nh, thời Vua Gia Long. Từ nhỏ cậu Tự đă được vào nhà Đức Chúa Trời, rồi trở thành thầy giảng theo giúp cha già Quế. Khi cha già qua đời, thầy được cử đến giúp linh mục Dumounlin Borie Cao. Trong bốn năm giúp cha Cao, thầy tỏ ra rất nhiệt t́nh, tận tụy và hiền từ. Bốn năm cùng làm việc tuy chẳng lâu, nhưng đă phát sinh một mối t́nh thân thiết đặc biệt giữa hai người. Chính sự gắn bó đă đưa thầy Tự vào ṿng lao lư khi muốn theo vị linh mục đến cùng.

Sau khi áp giải Cha Cao và thầy Tự từ Bố Chính về Đồng Hới, quan cho nhốt hai người riêng. Nhưng nhiều lần cả hai cùng với hai linh mục Khoa, Điểm và ông Năm Quỳnh bị đưa ra tra khảo chung. Lần đầu tiên thầy Tự bị đánh hai mươi roi v́ tội không chịu quá khóa. Hôm sau quan cho điệu riêng thầy ra tra hỏi: “Ngươi gặp đạo trưởng đă lâu chưa”. Thầy đáp: “Được bốn năm”. Quan hỏi tiếp: “Vậy ngươi gặp đạo trưởng ở đâu?”. Để tránh liên lụy tới mọi người, thầy Tự nói: “Tôi gặp ông ấy ở trên thuyền, và rồi chúng tôi ở chung với nhau”. Quan tức giận quát lên: “Nói dối, tên này dám khai man. Lính đâu, cho nó ba mươi roi”. Thầy Tự đă nhẩn nhục chịu đ̣n, không hề kêu ca một lời.

Những cuộc tra khảo, đ̣n vọt và ép buộc quá khóa như thế cứ tái diễn nhiều lần trong bốn tháng. Một hôm để ép buộc cha Cao khai những nhà đă cho trú ẩn, quan lôi thầy ra đánh trước mặt ngài, cũng may là vị linh mục đă nhanh trí khai tên những người đă chết, để thầy bớt bị đ̣n vọt. Thầy Tự luôn kiên vững với niềm tin. Thầy vẫn khuyên nhủ các tín hữu đến thăm chấp nhận thánh ư Chúa, trung thành giữ đạo và cầu nguyện cho nhau đủ sức chịu đựng đến cùng. Khi có thể, thầy tận dụng hoàn cảnh để dạy giáo lư và cắt nghĩa về đạo cho những bạn tù và những lính canh ngoại giáo. Thêm vào đó, thầy siêng năng cầu nguyện, xin Chúa cho ḿnh can đảm hy sinh v́ Chúa. Hai lần, cha Ngôn đă khéo léo cải trang vào ngục thăm viếng và cho thầy rước lễ.

Ngày 24.11.1838, thừa sai Dumoulin Cao (bấy giờ đă nhận được sắc phong giám mục) cùng hai cha Điểm và Khoa bị điệu đem đi xử tử. Cũng trong bản án đó, thầy Tự và một tù nhân khác, ông Năm Quỳnh được vua Minh Mạng phê như sau:

“Tuy không phải là đạo trưởng, nhưng hai kẻ này cũng mù quáng cố chấp không kém, nên cũng thuộc vào số những kẻ đáng cho trẩm ghét bỏ. Do đó, cả hai bị kết an xử giảo, nhưng chưa xử ngay”.

Theo thừa sai Miche Mịch, nhà vua tŕ hoăn việc xử v́ muốn nhờ ông Quỳnh, một người có uy tín lớn, nản ḷng bỏ đạo. Ba bốn bận, các quan gởi sớ vào kinh xin thi hành bản án, nhưng vua Minh Mạng viết thư yêu cầu kiên nhẫn chờ đợi.

Lănh Phúc Trên Mảnh Đất Thẫm Máu Người Cha

Thấm thoát gần hai năm trôi qua, thầy Tự và ông Năm Quỳnh vẫn vững vàng giữ trọn niềm tin của ḿnh. Nhiều lần được đưa ra trước công đường và bị tra tấn, cả hai người vẫn không thay đổi lập trường. Cuối cùng vào tháng 7.1840, nhà vua cho lệnh thi hành bản án. Khoảng một trăm binh lính áp giải chứng nhân Chúa Kitô ra pháp trường Đồng Hới. Rất nhiều tín hữu cũng như lương dân đi theo. Đến nơi thầy Tự hỏi cho biết chính xác chỗ trước đây đă xử Đức cha Cao, rồi vui vẻ quỳ xuống đó để cầu nguyện. Hai người con ông Quỳnh đến chào giă biệt thầy, thầy hứa sẽ nguyện cầu cho họ, và nhắn lời chào giă biệt các tín hữu.

Giờ hành quyết đă điểm. Thầy Tự nằm xuống cho lính tṛng dây qua cổ. Được lệnh, hai người lính cầm hai đầu giây cùng xiết mạnh, đưa thầy giảng 32 tuổi về hưởng phúc với Chúa Kitô, tại chính nơi đầu người cha linh hồn thầy rơi xuống. Ông Quỳnh cũng bị xử giảo như vậy. Hôm đó là ngày 10.7.1840.

Gần sáu mươi năm sau, Đức Lêo XIII đă suy tôn thầy giảng Phêrô Nguyễn Khắc Tự lên hàng Chân Phước ngày 27.5.1900.


Ngày 10 Tháng 7
Thánh Antôn NGUYỄN HỮU QUỲNH (NĂM)
Trùm họ
(1768 - 1840)


Vay Mượn Để Giúp Người

“Nếu bà và các con không đồng ư cho tôi lấy của nhà giúp người, tôi sẽ đi vay mượn hoặc làm thuê, kiếm tiến giúp họ”.

Đó là một câu nói cương quyết nhưng đầy chân thành của quan Vệ úy, cũng là ông lang và là ông trùm: Ông Antôn Nguyễn hữu Quỳnh. Câu nói đó cho chúng ta thấy và hiểu về một cuộc đời bảy mươi hai năm phục vụ con người để phụng sự Thiên Chúa.

Antôn Nguyễn hữu Quỳnh sinh năm 1768 tại làng Mỹ Hương, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng B́nh. Cha là Antôn Nguyễn hữu Hiệp, mẹ là Mađalêna Lộc. Theo gia phả ông Quỳnh là con cháu mười lăm đời của Đệ Nhất Công thần Nguyễn Trăi (1380-1442). V́ là con thứ năm, nên thường được gọi là Quỳnh Năm.

Thời niên thiếu, cậu xin làm đệ tử Đức cha Labartette B́nh có ư học làm linh mục, nhưng v́ hai người anh trai cũng xin đi tu, nên gia đ́nh gọi cậu về để nối dơi tông đường. Năm 1800 theo việc cắt cử của làng xă, anh gia nhập đội quân của Nguyễn Ánh, góp phần chiến thắng quân Cảnh Thịnh, và được thăng chức Vệ úy. Đến khi đất nước đă thống nhất (1802), Gia Long lên ngôi, ông thấy đời quân ngũ không thích hợp liền xin giải ngũ. Trở về quê nhà, ông mua một thửa đất canh tác và buôn bán thêm để sinh sống. Đồng thời ông dành nhiều giờ học thêm nghề thuốc, và dần dần trở thành một lương y nổi tiếng khắp vùng. Nhờ đó kinh tế gia đ́nh ngày càng khá giả hơn.

Gia Đ́nh, Xă Hội và Giáo Hội

Thế nhưng đối với ông Quỳnh, tài sản, khả năng Chúa ban cho là để phục vụ mọi người, nên thay v́ thu tích cho bản thân, ông quan tâm phục vụ dân nghèo cách tận t́nh. Đối với họ, ông chữa bệnh miễm phí, săn sóc và đôi khi c̣n tặng họ thêm tiền để làm vốn nữa. Khi vợ con lên tiếng kỳ kèo, ông trả lời rằng:

“Tôi chưa thấy những ai hay giúp đỡ kẻ nghèo khó lại túng bần bao giờ. Kinh Thánh chẳng dạy chúng ta phải coi họ như chi thể của Chúa đó sao? Chúa đă cho chúng ta sống, tất sẽ quan pḥng cho chúng ta đủ dùng”.

Khi các con khôn lớn, ông nói với chúng:

“Cha đă nuôi dưỡng các con từ nhỏ, nay đă lớn khôn, các con sẽ lo tất cả cho gia đ́nh. Cha muốn dành tiền bán thuốc để chia sẻ với bà con nghèo khổ”.

Ḷng thương người của ông được biểu lộ, rơ rệt hơn khi làng ông, gặp thời kỳ dịch tả. Ông bỏ ra cả hàng trăm quan tiền để phát thuốc, nuôi dưỡng và săn sóc các bệnh nhân cách tận tụy quên ḿnh. Thế nhưng tinh thần bác ái Kitô giáo đ̣i ông phải đi xa hơn một bước nữa, ông vâng lời Đức cha Labartette B́nh phụ trách dạy giáo lư trong hạt. Để phục vụ con người trọn vẹn hơn cả xác lẫn hồn, ông Quỳnh Năm nhận lời làng Mỹ Hương giữ chức trùm trưởng.

Trong thời cấm đạo, các linh mục tu sĩ phải rút vào bóng tối, vai tṛ của những người như ông rất cần thiết. Từ nay nhà ông biến thành lớp giáo lư, thành nơi tiếp nhận các thừa sai và giáo sĩ. Từ nay ông đứng ra điều khiển tổ chức mọi sinh hoạt kinh nguyện tang lễ và bác ái trong vùng. Tuổi càng cao ông càng sắp xếp công việc một cách gọn gàng và chín chắn hơn, do đó ông càng được mọi người tin phục. Điều đáng lưu tâm là dầu bận rộn với việc tông đồ, ông vẫn khéo léo chăm sóc, dạy dỗ con cái sống Tin mừng. Cô gái lớn gia nhập ḍng Mến Thánh Giá, sau làm bà Nhất toàn thể Mến Thánh Giá Địa phận. Những người con khác cũng theo gương ông: trung kiên với niềm tin, và cùng với ông quên lợi riêng để lo cho công ích.

Hoa Quả Của Đức Tin

Năm 1838, vua Minh Mạng ra lệnh truy nă linh mục thừa sai Candalh Kim. Ông Quỳnh thân hành đưa cha lên Kim Sen, một trang trại cũ của tổ tiên ḿnh, và đem theo một số sách vở, ảnh tượng của xứ Mỹ Hương. Thấy ông đi vắng lâu ngày, quan sai lính đến nhà ông khám xét. Họ lôi các đầy tớ ra đánh đập tra khảo, một người sợ quá đă khai ra chỗ của chủ. Khi đó quan định bắt luôn cả bà Quỳnh và hai cô gái út, một cô mười bốn tuổi, một cô mười tuổi đang ở nhà. Quan cưỡng bức ba mẹ con xuất giáo, nhưng không ai tuân lệnh. Tức giận, quan cho lính đánh vào chân hai cô bé để ép buộc bước qua thánh giá, hai cô vẫn không chịu khuất phục. Đám lính liền xông đến lôi kéo hai chị em bước qua. Dĩ nhiên với tuổi nhỏ sức yếu, hai cô bé không thể chống cưỡng lại được, nhưng một mực hai cô bé kêu khóc ḿnh bị ép buộc, chứ ḷng luôn luôn tôn kính thánh giá. Quan không giấu được sự thán phục tấm ḷng son sắt, và đă tha cho cả ba mẹ con.

Tiếp đó quân lính kéo nhau đến vây trại Kim Sen. Sau khi bắt được ông Quỳnh và tịch thu một số sách đạo, họ liền áp giải ông về Đồng Hới. Giữa đường ông nhắn tin một người con kín đáo đến gặp và hối lộ cho lính năm mươi quan tiền để xin đốt sổ ghi tên những người tín hữu trong xứ.

Tại trại giam Đồng Hới. Ông Quỳnh vui mừng được gặp linh mục thừa sai Borie Cao, cha Điểm, cha Khoa cùng thầy Tự. Nhiều lần ông cũng bị tra tấn chung với các vị ấy. Nhưng bao giờ ông cũng tuyên xưng; thà chết không thà chối Chúa dù chỉ trong giây lát. Có lần quan cho lính lôi ông qua thánh giá, ông liền lớn tiếng phản kháng rằng: “việc này do quan lớn làm, nếu có tội là quan phạm tội, chứ không phải tôi”. Câu nói đó làm quan bực ḿnh truyền đóng gông giải ông về ngục. Mấy bữa sau, quan hỏi cha Cao tại sao ông Năm lại cứng cổ đến thế. Vị thừa sai trả lời: “Các giáo hữu bước qua thánh giá v́ họ không hiểu rơ giáo lư và nhát gan, c̣n ông Năm đă am tường lẽ đạo, lại mạnh mẽ đức tin, quan lớn cưỡng bách mấy cũng vô ích, chẳng có lợi ǵ đâu”. Thất vọng, quan gửi án về kinh đô. Đức cha Cao bị kết án trảm quyết, hai cha Điểm, Khoa th́ bị kết án xử giảo ngay, c̣n thầy Tự và ông Antôn Quỳnh cũng bị xử giảo nhưng “giam hậu”, nghĩa là lệnh xử sẽ ban hành sau.

Thời gian trôi qua quá nhanh, thấm thoát ông Quỳnh và thầy Tự đă bị giam hai năm tṛn. Trong thời gian đó, quan sốt ruột gởi sớ về kinh ba bốn lần xin xử tử, nhưng vua Minh Mạng cứ tŕ hoăn, viết thư khuyên quan quân cứ từ từ khiên nhẫn. Trong một lá thư gửi về Hội Thừa Sai, cha Miche Mịch giải thích lư do như sau:

“Ông Antôn quen biết hầu hết các quan, lại đă từng chữa bệnh cho nhiều vị quan nữa. Rất nhiều người biết đến nhân đức và kiến thức của ông nên trọng nể. Do đó thái độ của ông có tầm ảnh hưởng lớn trong dân. Đối với họ, cướp được con mồi lớn như vậy khỏi tay Đức Giêsu là một chiến thắng lớn lao. Thế nên chẳng lạ ǵ “hỏa ngục” phải t́m trăm phương ngh́n kế để đánh lại phần thắng sắp mất”.

Phần ông Quỳnh, dù đă 72 tuổi, vẫn biểu lộ đức cam đảm và nhẫn nại đáng khâm phục. Suốt ngày ông lo đọc kinh cầu nguyện, như mọi giáo hữu ở ngoài, ông giữ chay và yêu thương giúp đỡ mọi người. Nghề lang y của ông vẫn có cơ hội dùng đến, có lần ông chữa cho một viên quan ở Đồng Hới, và nhất là chữa bệnh cho các bạn tù đồng số phận.

Lời Trăn Trối Sau Cùng

Thấy thời gian cũng không làm nản ḷng được ông Quỳnh, vua Minh Mạng chấp thuận cho quan tỉnh Quảng B́nh xử giảo ông vào ngày 10.7.1840. Khoảng một trăm binh lính đẫn ông ra pháp trường chung với thầy Tự. Đến nơi, hai vị hỏi chỗ xử Đức cha Cao và hai linh mục Khoa và Điểm năm trước, rồi dừng lại đứng chỗ đó mà cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin tạ ơn Chúa cho con được ân phúc như các ngài...”. Nguyện cầu xong, ngồi xuống, ông Quỳnh b́nh tĩnh chậm răi hút hết điếu thuốc được quan trao cho.

Hai người con đến từ giă, ông nhắc họ qua giă biệt thầy Tự, xin thầy về bên Chúa nhớ khẩn cầu cho các con. Thế rồi ông nói những lời sau cùng:

“Cha gửi lời chào các chức sắc và anh em giáo hữu Mỹ Hương. Cầu chúc mọi người b́nh an, trung thành giữ đạo. Hăy yêu thương nhau và sống đạo đức, các con sẽ gặp lại cha trên thiên đàng”.

Nói xong ông nằm xuống trên chiếu trải sẵn ông Quỳnh giang tay ra nói: “Xưa Chúa cũng phải giang tay thế này để chịu đóng đinh”. Quân lính tṛng giây qua cổ, và giữa tiếng thanh la vang rền, họ mạnh tay xiết chặt hai đầu giây đưa người tôi trung của Đức Kitô về hưởng hạnh phúc trường sinh.

Đức Giáo Hoàng Lêo XIII suy tôn ông Antôn Nguyễn hữu Quỳnh lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900.

Ngày nay mọi người vẫn c̣n cảm kích với hai câu thơ khắc trên bia mộ ông Quỳnh ở xứ Kim Sen, nơi thi hài ông được chôn táng với tổ tiên ḍng họ:

“Nghĩa khí nêu cao trên đất nước,
Oai linh phù hộ khắp non sông.